Lớp học đảo ngược là mô hình giáo dục đang được áp dụng rộng rãi tại một số nước như Mỹ, Australia,…. Tại Việt Nam, phương pháp dạy học Flipped Classroom này cũng đang nhận được sự quan tâm của nhiều giáo viên, học sinh và cả phụ huynh . Vậy lớp học đảo ngược hay Flipped Classroom là gì, cách tiếp cận giáo dục mới mẻ này có ưu nhược điểm gì và làm thế nào để thực hiện nó? Hãy cùng VTJ tìm hiểu chi tiết về mô hình này trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Xây dựng lớp học tiếng Anh hiệu quả cho trẻ: 7 tiêu chí cần lưu ý
>>> Xem thêm: 7 Kinh nghiệm quan trọng bạn cần nắm khi mở trung tâm Anh ngữ
>>> Xem thêm: Cách xây lộ trình dạy tiếng Anh giao tiếp mang lại hiệu quả cao
Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là gì?
Flipped classroom hay còn gọi là “Lớp học đảo ngược” là mô hình giảng dạy lật ngược trình tự học tập so với mô hình truyền thống. Khi áp dụng mô hình “lớp học đảo ngược” trong dạy học, người học phải lắng nghe bài giảng trước ở nhà thông qua các video quay sẵn, tài liệu hỗ trợ. Sau đó, khi đến lớp, người học sẽ tham gia các hoạt động học tập giúp nâng cao khả năng làm chủ các kỹ năng của mình, vận dụng kiến thức để làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tham gia thảo luận, thí nghiệm,… để mở rộng kiến thức.
Với mô hình giáo dục này, người học có thể chủ động học tập, nghiên cứu vấn đề mọi lúc mọi nơi thông qua bài giảng trực tuyến và có thể dừng video để ghi chú và xem lại. Điều này còn giúp thúc đẩy học sinh tham gia các hoạt động học tập và tương tác với bạn bè, thầy cô.
>>> Xem thêm: Top 10 hoạt động luyện nói tiếng Anh hiệu quả nhất trong lớp học
Lớp học đảo ngược được xây dựng dựa trên các yếu tố nào?
Yếu tố xây dựng nên một lớp học đảo ngược bao gồm:
- Môi trường học tập linh hoạt: Cho phép học sinh tự quản lý thời gian, có thể truy cập bài giảng để học bất kỳ lúc nào, tạo điều kiện thuận lợi giúp học sinh học theo tiến hộ của mình.
- Văn hóa học tập: Thúc đẩy văn hóa học tập tích cực, khuyến khích sự tương tác giữa người học và giáo viên cũng như giữa các học sinh. Nâng cao khả năng tự học và giúp học sinh có thể tự học hỏi một cách sáng tạo.
- Nội dung có chủ đích: Giáo viên cần lựa chọn những nội dung học đảm bảo mang lại giá trị thực tế và áp dụng được vào cuộc sống. Quyết định nội dung nào cho học sinh tự học và nội dung nào cần được hỗ trợ trên lớp.
- Sự chuyên nghiệp của giáo viên: Giáo viên cần hướng dẫn nhiệt tình và khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào quá trình học, theo dõi việc học tập của học sinh và đưa ra những nhận xét, góp ý giúp người học có thể cải thiện tốt hơn.
Với 4 yếu tố này, lớp học đảo ngược sẽ thành công tạo nên một môi trường học tập chuyên nghiệp giúp học sinh phát triển toàn diện và học tập hiệu quả.
>>> Xem thêm: Top 12+ phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học hiệu quả nhất
Cấu trúc của mô hình lớp học đảo ngược
Một lớp học đảo ngược được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tìm hiểu thông tin mới
Giai đoạn này diễn ra tại nhà, giáo viên và học sinh sẽ làm việc và học tập độc lập trước khi đến lớp. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên và học sinh là:
– Giáo viên: Tìm hiểu, xác định nội dung bài học và tạo ra những tài liệu học tập, video hoặc bài giảng trực tuyến chất lượng cao để học sinh có thể tự nghiên cứu và cung cấp hướng dẫn, hỗ trợ cho học sinh.
– Học sinh: Nghiên cứu bài giảng, đọc sách và tài liệu mà giáo viên gửi, ghi chú kiến thức và những thắc mắc trước giờ học.
Giai đoạn 2: Đào sâu vào kiến thức
Trong giai đoạn này, lớp học là nơi giáo viên và học sinh tương tác, thảo luận để làm rõ vấn đề với nhau, thay vì dùng để thuyết giảng, nghe giảng. Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh ở giai đoạn 2 bao gồm:
– Giáo viên: Hướng dẫn và tư vấn cho học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế. Giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động như thảo luận nhóm, thực hành và giải quyết thắc mắc để hỗ trợ học sinh hiểu biết sâu hơn về nội dung đã học.
– Học sinh: Tham gia tranh luận, các hoạt động thực hành, đặt câu hỏi và lắng nghe giáo viên giải đáp. Ngoài ra, học sinh cũng có thể tham gia các trò chơi để củng cố kiến thức, nghe nhận xét của giáo viên để hiểu rõ và đúng nội dung bài học.
>>> Xem thêm: Top 5 website giảng dạy trực tuyến dành cho trung tâm anh ngữ
>>> Xem thêm: Top 5 những công cụ giao bài tập trực tuyến cho học viên
Đánh giá hiệu quả của lớp học đảo ngược so với lớp học truyền thống
Đánh giá hiệu quả tối ưu của lớp học đảo ngược dựa vào mô hình tháp Bloom cho thấy:
Ở lớp học truyền thống, giáo viên giảng dạy và truyền đạt kiến thức tại lớp và học sinh sẽ phải làm các bài tập để áp dụng lại kiến thức tại nhà. Việc dạy kiến thức mới khiến lớp học không có nhiều thời gian thảo luận và tương tác, và với khối lượng nội dung lớn có thể khiến học sinh khó nhớ ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài giảng. Vì vậy, trong lớp học truyền thống, học sinh chỉ đạt 3 mức độ đầu của nhận thức là ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng. Để đạt đến các mức độ cao hơn, học sinh phải nỗ lực tự học tập và nghiên cứu ở nhà và nhiệm vụ đó là một trở ngại lớn đối với họ.
Ngược lại, khi áp dụng mô hình Flipped Classroom, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tự học qua tài liệu và video bài giảng để đạt 3 mức độ đầu. Giáo viên sẽ dùng thời gian trên lớp cho các hoạt động nâng cao hơn và để củng cố kiến thức. Việc này giúp cho người học đạt được tư duy bậc cao (3 bậc sau của thang đo nhận thức: Phân tích, Đánh giá và Sáng tạo), có thể áp dụng kiến thức vào thực tiễn chứ không chỉ dừng ở mức nhớ và hiểu. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng học sinh có thể đạt được khi có sự chia sẻ, hỗ trợ của giáo viên và bạn bè.
Với 6 cấp độ trong thang Bloom, mô hình lớp học đảo ngược có thể giải quyết được vấn đề mà một lớp học truyền thống gặp phải và tạo ra một môi trường học tập tích cực, hiệu quả.
>>> Xem thêm: 5 phương pháp dạy học “phi truyền thống” độc đáo
Lợi ích của mô hình lớp học đảo ngược
Bản chất của mô hình lớp học đảo ngược là chú trọng sự tương tác giữa người học và môi trường học tập. Mô hình này là phương thức chiếm nhiều ưu thế trong giảng dạy ở các tổ chức giáo dục hiện nay. Những lợi ích mà mô hình này mang lại cho giáo viên và học sinh là:
1. Đối với học sinh
– Phù hợp với sự phát triển tư duy và tính kỷ luật của người học.
– Môi trường học tập linh hoạt giúp người học chủ động trong học tập.
– Sử dụng hiệu quả thời gian học tập tại nhà và trên lớp học.
– Học sinh có thể tương tác, nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên và bạn bè
– Giúp nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và rèn luyện các kỹ năng (kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, nghiên cứu tài liệu, kỹ năng phản biện,…)
2. Đối với giáo viên
– Tiết kiệm thời gian dạy các kiến thức nền tảng và tăng thời gian tương tác, làm việc với học sinh
– Nâng cao chuyên môn và phát triển kỹ năng thiết kế nội dung giảng dạy, chương trình học một cách logic, khuyến khích được sự tham gia của người học
– Nâng cao chất lượng giảng dạy
>>> Xem thêm: 10+ Trang web dạy tiếng Anh online miễn phí dành cho giáo viên
>>> Xem thêm: Lộ trình học tiếng Anh cho trẻ Tiểu học theo tiêu chuẩn quốc tế
Thách thức đối với lớp học đảo ngược
Bên cạnh những lợi ích trên, mô hình lớp học đảo ngược cũng có tồn tại những thách thức khi sử dụng:
– Đòi hỏi tính chủ động học tập, học sinh phải tự học kiến thức mới qua bài giảng, tìm hiểu trước các vấn đề, làm các bài tập cấp thấp ở nhà.
– Một số học sinh không có khả năng hoặc chưa có thói quen tự học sẽ gặp khó khăn khi phải nghiên cứu bài học tại nhà, dễ mất tập trung bởi các yếu tố khác khiến việc học bị trì hoãn.
– Điều kiện kinh tế mỗi người khác nhau nên không phải học sinh nào cũng có thể dễ dàng truy cập bài giảng để học tại nhà. Do đó, mô hình này sẽ gây trở ngại cho một số gia đình khó khăn.
– Đòi hỏi giáo viên cần có nhiều kỹ năng hơn như thiết kế nội dung bài học, dành thời gian quay video, ghi âm, edit và đăng tải các bài giảng,…
>>> Xem thêm: Trao đổi với phụ huynh về sự tiến bộ của học viên sao cho hiệu quả?
>>> Xem thêm: 8 phương pháp dạy học tích cực cho trẻ trường mầm non song ngữ
Các bước triển khai lớp học đảo ngược
Để triển khai một lớp học đảo ngược hiệu quả, bạn cần thực hiện 6 bước sau:
Bước 1: Chọn công nghệ sẽ ứng dụng
– Chụp ảnh, quay video bài giảng hoặc sử dụng công nghệ cao (tạo slides, tạo video theo dạng Animation).
– Các thiết bị cần dùng: Điện thoại thông minh, Laptop,…
– Nền tảng upload tài liệu: Google Drive, Youtube,…
– Phần mềm dạy học trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams, Google Meet,… để xây dựng lớp học ảo giúp giáo viên và học sinh thảo luận với nhau.
Bước 2: Quyết định các nội dung sẽ đưa vào tài liệu
– Xác định nội dung học tập phù hợp với khả năng để học sinh tự nghiên cứu và học trước.
– Thêm các hình ảnh, video liên quan giúp bài giảng sinh động hơn.
– Sử dụng các ví dụ thực tế vào mở đầu bài dạy.
– Chèn “quãng nghỉ” giữa bài giảng để học sinh suy nghĩ.
Bước 3: Tạo tài liệu
Tài liệu học tập cần thỏa mãn các yêu cầu:
– Tài liệu cần ngắn gọn nhưng phải đủ ý để học sinh có thể theo dõi kịp kiến thức.
– Ngôn ngữ trình bày đơn giản, dễ hiểu.
– Tài liệu cần cung cấp đầy đủ các khái niệm, giải thích rõ ràng và ví dụ minh họa.
– Có câu hỏi, bài tập phụ trợ để học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu.
– Vận dụng các hình ảnh, sơ đồ tư duy, biểu đồ,… cho các lý thuyết bài giảng.
Bước 4: Lựa chọn phương thức xác minh học sinh đã nghiên cứu tài liệu
Giáo viên có thể sử dụng các phương thức sau để xác minh việc học sinh có thực sự tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu hay chưa:
– Yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi trong tài liệu.
– Yêu cầu học sinh trình bày, tóm tắt sơ lược nội dung trong tài liệu
– Sử dụng bài kiểm tra nội dung đã tìm hiểu trước
Bước 5: Quản lý thời gian
Giáo viên cần quản lý hợp lý thời gian, đảm bảo rằng học sinh hoàn thành việc tự nghiên cứu và học tập đúng thời hạn. Tạo lịch trình học tập chi tiết và rõ ràng để học sinh biết được những gì cần hoàn thành trong mỗi buổi học. Ví dụ: Yêu cầu học sinh đọc và làm trước những bài tập cơ bản cho tiết học tiếp theo.
Bước 6: Lựa chọn các hoạt động trên lớp
Các hoạt động tại lớp giúp cải thiện sự tương tác giữa học sinh và giáo viên. Một số hoạt động mà giáo viên có thể áp dụng gồm:
– Thảo luận nhóm: giúp học sinh tích cực tham gia chia sẻ kiến thức khi tương tác với giáo viên và các bạn cùng lớp.
– Thuyết trình: Yêu cầu học sinh trình bày nội dung đã nghiên cứu, giúp mỗi học sinh hiểu sâu sắc hơn về bài học.
– Tổ chức các cuộc tranh luận: để học sinh có thể nhìn thấy nhiều khía cạnh khác trong nội dung bài giảng.
– Tạo các trò chơi: kích thích học sinh tham gia tương tác và củng cố kiến thức.
>>> Xem thêm: Cách sử dụng ClassDojo với tư cách là giáo viên và phụ huynh
>>> Xem thêm: AI và E-learning: AI được ứng dụng như thế nào trong giáo dục?
Gợi ý 4 thiết bị/ứng dụng hỗ trợ đắc lực cho lớp học đảo ngược
Để mô hình Flipped Classroom đạt được hiệu quả giảng dạy, giáo viên nên kết hợp sử dụng với 4 thiết bị/ứng dụng sau:
1. Phần mềm bảng trắng kỹ thuật số (Digital Whiteboard)
Phần mềm này cung cấp các công cụ linh hoạt hỗ trợ giáo viên trong việc tạo và chia sẻ nội dung học tập cho học sinh một cách hiệu quả trong lớp học đảo ngược.
– Soạn bài giảng: Giáo viên có thể tạo ra các bài giảng đa phương tiện với hình ảnh, video, âm thanh và ghi chú. Họ có thể chia sẻ bài giảng này với học sinh qua các liên kết hoặc tải lên vào các nền tảng học trực tuyến. Bên cạnh đó, giáo viên có thể chỉnh sửa và cập nhật nội dung nếu cần thiết.
– Thuyết trình: Giáo viên có thể sử dụng phần mềm Digital Whiteboard để trình chiếu bài giảng, hiển thị thông tin rõ ràng và trực quan, tương tác với học sinh thông qua việc vẽ và ghi chú trực tiếp trên bảng.
– Tương tác: Học sinh có thể tham gia trả lời câu hỏi, và giải quyết vấn đề trên phần mềm, giúp học sinh thuận tiện trong làm việc nhóm, tạo ra một môi trường học tập tích cực và thú vị.
Một số phần mềm bảng trắng kỹ thuật số phổ biến hiện nay: Miro, myViewBoard,…
2. Màn hình tương tác
Màn hình tương tác giúp làm việc trực tiếp lên màn hình mà không cần thông qua máy chiếu hay các thiết bị vi tính khác. Học sinh có thể sử dụng hình ảnh, công cụ vẽ sinh động để minh họa cho ý kiến của mình hơn là việc viết lên một chiếc bảng truyền thống. Ngoài ra, nó còn đem lại những bài giảng thú vị hơn thu hút và giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng. Nhờ đó, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú và tập trung vào buổi học.
3. Máy chiếu
Máy chiếu cho phép giáo viên trình bày nội dung học tập một cách rõ ràng và giúp học sinh dễ tiếp thu, tiết kiệm thời gian viết bảng, bài giảng được minh họa qua hình ảnh giúp học sinh dễ dàng hình dung.
Máy chiếu có thể được sử dụng để tạo ra các hoạt động tương tác như thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, và tăng cường sự tham gia học sinh thông qua việc thuyết trình tại lớp.
4. Loa, micro
Việc sử dụng loa và micro giúp truyền đạt âm thanh rõ ràng và tiếp cận được tất cả học sinh trong lớp học mà không bị xao nhãng bởi tiếng ồn xung quanh. Ngoài ra, dùng micro và loa trong quá trình giảng dạy giúp giáo viên truyền tải nội dung hiệu quả mà không cần tốn quá nhiều năng lượng.
>>> Xem thêm: Những trang thiết bị không thể thiếu cho một phòng học thông minh
>>> Xem thêm: 5 cách xây dựng thư viện online cho trung tâm tiếng Anh
Mô hình lớp học đảo ngược đang được tập trung phát triển bởi khả năng thay đổi cách tiếp cận giáo dục của mình. Để mô hình thực sự phát huy hiệu quả, giáo viên cần phải biết áp dụng công nghệ và học sinh phải tích cực, chủ động trong học tập. Hy vọng thông tin chia sẻ vừa rồi của VTJ có thể giúp tối ưu hóa cho công việc giảng dạy của bạn.