8 phương pháp dạy học tích cực cho trẻ trường mầm non song ngữ

Trẻ em ở độ 3 – 5 tuổi là giai đoạn trẻ chưa phát triển hoàn thiện trong suy nghĩ và hành vi, đặc biệt đối với trường mầm non song ngữ, phải có những phương pháp đặc biệt để trẻ không bị rối loạn ngôn ngữ hay tư duy. Chính vì vậy phương pháp dạy học cần có sự khoa học. Chắc chắn mỗi giáo viên mầm non luôn mong muốn có những phương pháp khác nhau để áp dụng cho từng độ tuổi. Trong bài viết này, VTJ sẽ giới thiệu đến bạn 8 phương pháp dạy học tích cực cho trẻ trường mầm non song ngữ.

>>>Read more: 5 phương pháp dạy học “phi truyền thống” độc đáo

Phương pháp dạy học tích cực nào phù hợp cho trẻ mầm non song ngữ?

Phương pháp dạy học tích cực được rất nhiều giáo viên áp dụng hiện nay. Có thể hiểu đơn giản rằng đây là cách dạy dựa trên sự tương tác giữa cô và trò. Trẻ sẽ được khuyến khích để chủ động và tích cực hơn trong việc học. Để làm được điều đó, yêu cầu giáo viên phải là người năng động, sáng tạo, luôn đột phá trong việc truyền đạt kiến thức đến trẻ.

Phương pháp dạy học tích cực nào phù hợp cho trẻ mầm non song ngữ?

Trong lớp học này, phương pháp giáo dục truyền thống gần như được thay thế, sẽ không còn việc giáo viên đọc giảng và học sinh lắng nghe, ghi chép. Thay vào đó giáo viên sẽ là người tổ chức các hoạt động vui chơi để học sinh hứng thú trao đổi và chia sẻ kiến thức cho nhau.
Điều này không có nghĩa phương pháp mới này phủ nhận hiệu quả của cách dạy truyền thống. Cách dạy học tích cực chỉ khéo léo thay đổi, giúp phát huy sự hợp tác của người học và người dạy.
Nếu có sự kết hợp nhịp nhàng và sự cố gắng của giáo viên và cả học sinh, thì phương pháp dạy học tích cực còn khá mới mẻ này sẽ mang lại hiệu quả mà bạn không ngờ đến.

>>>Read more: Cách xây lộ trình dạy tiếng Anh giao tiếp mang lại hiệu quả

Bản chất của phương pháp dạy học tích cực là gì?

Bản chất của phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non song ngữ chính là sự kích thích, sự hợp tác và chủ động của học sinh đối với giáo viên và ngược lại.

  • Học sinh là trung tâm của lớp học, là người tiếp nhận kiến thức. Giáo viên là người gợi mở và định hướng tư duy cho các trẻ.
  • Giáo viên cần chủ động trong việc sáng tạo.
  • Giúp giáo viên phát hiện ra tiềm năng, điểm mạnh của từng học sinh.
  • Phương pháp dạy học tích cực là sự kế thừa và phát triển của phương pháp dạy học truyền thống.
  • Mang tích chất hiện đại, hòa nhập xu thế hệ thống tri thức của toàn cầu.

>>>Read more: 10+ Trang web dạy tiếng Anh online miễn phí

Đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học tích cực ở mầm non song ngữ.

Để giúp bạn có thể áp dụng hiệu quả phương pháp dạy học này thì bạn cần nắm rõ những đặc điểm cơ bản như sau:

3.1. Dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập của người học

Trong mỗi tiết học, giáo viên sẽ có vai trò là người dẫn dắt, tổ chức các hoạt động học tập. Trẻ sẽ có nhiệm vụ khám phá ra những kiến thức ẩn chứa trong những hoạt động đó thông qua những hình thức: quan sát, thảo luận, phản biên. Nhờ vậy, hoạt động này sẽ giúp trẻ nhớ lâu và không va vào một khuôn khổ nào.

>>>Read more: Top 5 những công cụ giao bài tập trực tuyến cho học viên

Phương pháp dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập của người học

Phương pháp dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập của người học

3.2. Thói quen tự học

Thói quen tự học là hành vi nên được hình thành ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt ở trẻ mầm non tại trường mầm non song ngữ. Các em sẽ được giáo viên hình thành thói quen tự học này, cụ thể các em sẽ có thời gian tự học, tự nghiên cứu kiến thức trước khi đến lớp hoặc trong tiết học. Từ đó kiến thức sẽ được tiếp thu một cách chủ động và giáo viên sẽ là người giảng giải kiến thức đó khi đến lớp.

>>>Read more: Workshop là gì? Quy trình tổ chức workshop cho trung tâm

3.3. Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp học tập theo nhóm

Trong thời gian học tập của học sinh, các em sẽ được hình thành các kỹ năng mềm chủ yếu từ các hoạt động cá nhân, thông qua tranh luận, trình bày ý kiến, phản biện,… từ đó sẽ dần dần kiến thức và tư duy của các em sẽ được trau dồi một cách tự nhiên.

Ngoài ra, tổ chức hoạt động nhóm là hoạt động không thể tách rời với phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non song ngữ. Làm việc nhóm giúp các em rèn luyện kỷ luật, tính đoàn kết và cùng nhau hợp tác giải quyết vấn đề. Đây là một kỹ năng không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé sau này.

>>>Read more: Các chiến lược đa dạng hóa các khóa học tại trung tâm

3.4. Kết hợp đánh giá của giáo viên và học sinh

Việc kết hợp đánh giá của giáo viên và học sinh sẽ tạo ra sự công bằng và thể hiện được sự dân chủ trong lớp học. Ngoài việc ghi nhận ý kiến của giáo viên thì việc tạo điều kiện cho học sinh đánh giá lẫn nhau sẽ đưa ra các khía cạnh khác nhau để đưa ra những quyết định cuối cùng.

Lợi ích của việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực ở trường mầm non song ngữ

Theo một số nghiên cứu và khảo sát thực tế thì phương pháp dạy học tích cực mang lại một số lợi ích sau:

  • Giúp trẻ có được tính tự giác, chủ động trong việc học và các công việc khác của trẻ
  • Giúp trẻ hình thành thói quen tự học, thể hiện quan điểm cá nhân
  • Hình thành cho trẻ tinh thần hòa đồng, hợp tác đoàn kết làm việc tập thể
  • Giáo viên và học sinh đều có cơ hội được sáng tạo và thể hiện năng lực bản thân
  • Giúp trẻ thấy được tiềm năng của mình, tạo được sự kiên trì và nhẫn lại.

>>>Read more: Hợp tác với giáo viên nước ngoài

Tám phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non song ngữ

5.1. Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non song ngữ - Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non song ngữ – Phương pháp thảo luận nhóm

Đây là phương pháp cũng được áp dụng trong phương pháp giáo dục truyền thống, đây là cách dạy không mới nhưng nếu giáo viên đủ tinh tế để biến tấu tiết học trở nên thú vị và năng động hơn thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực không ngờ. Hoạt động nhóm sẽ giúp trẻ thể hiện tinh thần đồng đội, đồng thời cũng biết biểu lộ ý kiến cá nhân.

Được phân tích, phản biện sẽ tạo hứng thú khám phá kiến cho trẻ mầm non. Đặc biệt đối với trường mầm non song ngữ sẽ là một thử thách lớn hơn, vì trẻ phải sử dụng ngôn ngữ thứ 2 nên giáo viên phải lưu ý để các thành viên trong nhóm có thể cần bằng và thảo luận một cách phù hợp. Nên lưu ý các điểm sau:

  • Có thể cho các nhóm thảo luận vấn đề khác nhau nhưng không quá đi lệch nội dung buổi học
  • Giáo viên nên quy định thời gian thảo luận, bầu trưởng nhóm để bạn có thể kết nối các thành viên trong nhóm lại với nhau
  • Nên đa dạng về hình thức trình bày: vẽ, hát, kịch, múa,… để trẻ được sáng tạo thay vì chỉ thụ động nhận kết quả

>>>Read more: Cách sử dụng ClassDojo

5.2. Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề cần được thực hiện theo đúng trình tự như sau:

  • Xác định vấn đề
  • Thu nhập thông tin về vấn đề (tình huống) đó
  • Liệt kê các phương hướng phù hợp có thể giải quyết vấn đề
  • Phân tích các cách giải quyết vấn đề
  • Đánh giá phương án nào là tối ưu nhất
  • => Có thể đó là phương án tích cực hoặc tiêu cực, dù là phương án nào thì giáo viên cũng nên lựa chọn từ ngữ thích hợp để đánh giá các phương án của học sinh.
  • So sánh kết quả của các giải quyết
  • Thực hiện phương án tối ưu đã lựa chọn
  • Rút ra kinh nghiệm cho học sinh

>>>Read more: Tiết học đồng giảng tiếng Anh: Hiệu quả hay không?

5.3. Phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai được nhiều giáo viên sử dụng trong giảng dạy vì những lợi ích mà nó mang lại, phương pháp này giúp trẻ hình dung được bản chất của mỗi công việc mà có thể trong tương lai chúng sẽ theo đuổi. Tuy nhiên, giáo viên không nên để trẻ quá mãi mê và phần đóng vai mà quên mất mục tiêu chính của bài học. Điều quan trọng sau khi đóng vai là giúp trẻ liên kết được những kiến thức trong việc đóng vai vào phần thảo luận phía sau

5.4. Phương pháp trò chơi

Đây là phương pháp mà tất cả trẻ mầm non đều yêu thích, cách này sẽ kích thích sự tò mò và hứng thú với bài học cho các em. Mỗi độ tuổi lại có chủ đề khác nhau, trò chơi nên được chuẩn bị sao cho không quá lệch lạc, không đi lệch với nội dung buổi học nhưng vẫn phù hợp với mỗi độ tuổi của các bé.

Và một lần nữa, giáo viên phải sử dụng phương pháp này sao cho khôn khéo sao cho truyền đạt được kiến thức qua mỗi trò chơi để trẻ không bị quá đam mê vào các trò chơi đó. Hay chỉ đơn giản là kết thúc một buổi học bằng một trò chơi nhỏ là quá đủ đối với các bé.

>>>Read more: Top 10 hoạt động luyện nói tiếng Anh hiệu quả nhất

5.5. Phương pháp khám phá

Phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non song ngữ - Phương pháp khám phá

Phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non song ngữ – Phương pháp khám phá

Ở độ tuổi này, sự tò mò của các bé là rất cao nên giáo viên là phải là người đủ hiểu biết và khôn khéo để tạo ra các thử thách hoặc các kiến thức thông qua các hoạt động tại lớp. Giáo viên cũng cần lưu ý những điểm sau:

  • Chọn nội dung vấn đề phù hợp với độ tuổi, trình độ của các bé
  • Các dụng cụ để tổ chức các hoạt động khám phá phải đảm bảo tính phù hợp và an toàn
  • Có thể biến tấu theo hình thức cá nhân hoặc tập thể
  • Khuyến khích trẻ tự tìm tòi, khám phá và đưa ra các ý kiến riêng
  • Giáo viên là người tổng kết buổi hoạt động và đưa ra các đánh giá, nhận xét để làm cơ sở cho trẻ kiểm tra, điều chỉnh và áp dụng vào những vấn đề, tình huống khác

>>>Read more: Khan hiếm giáo viên bản xứ: Khó khăn cho trung tâm

5.6. Phương pháp trải nghiệm

Thực hiện phương pháp dạy học tích cực bằng cách trải nghiệm cho trẻ mầm non song ngữ cần có 4 bước sau: Đó là quan sát, suy nghĩ, cẩm nhận và hành động

Phương pháp này giúp trẻ tạo được sự nhạy bén, có khả năng phán đoán trong nhiều tình huống. Ngoài ra phương pháp này còn giúp bé rèn luyện sức mạnh về thể chất lẫn trí não của mình. Do đó, phương pháp dạy học trải nghiệm sẽ rất có ích và tác động mạnh mẽ vào tư duy của bé sau này.

5.7. Phương pháp động não

Trẻ nên được khích lệ việc tự suy nghĩ và đưa ra câu trả lời ngay khi còn nhỏ. Việc này hình thành trong trẻ sự phản xạ khi gặp những câu hỏi khó. Mức độ câu hỏi nên được sắp xếp theo mức độ khó dần để giúp trẻ làm quen với việc phải tìm ra câu trả lời trong thời gian ngắn.

Tất cả ý kiến đúng hay sai đều nên được thừa nhận và động viên. Bạn không nên phê phán câu trả lời của bé hay khen thưởng quá nhiều, điều này đôi khi sẽ tạo ra tư duy sai lệch trong bé.

>>>Read more: Xây dựng lớp học tiếng Anh hiệu quả cho trẻ

5.8. Phương pháp dạy học theo dự án

Phương pháp dạy học theo dự án là một hình thức dạy học cũng được sử dụng rộng rãi ở các trường Đại học tại Việt Nam. Trong đó học sinh được dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập nào đó mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết và đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.

Đối với việc dạy học cho trẻ mầm non song ngữ, phương pháp này sẽ được chia thành 3 giai đoạn:

  1. Giai đoạn 1: Tạo hứng thú cho trẻ để xác định được khả năng, kiến thức của trẻ đến đâu. Từ đó đưa ra phương án dạy học phù hợp
  2. Giai đoạn 2: Hoạt động khám phá. Cho phép trẻ tiếp cận với nhiều hình thức khác nhau như: đọc sách, Internet, hoạt động ngoại khóa,… để giúp trẻ được tự mình tìm kiếm câu trả lời và sẽ giúp tư duy của trẻ được phát triển tốt nhất.
  3. Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả học tập của trẻ. Từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm cho bé.

Hy vọng với những chia sẻ trên về Phương pháp dạy học tích cực cho trẻ mầm non song ngữ sẽ đem lại cho bạn một số kiến thức mới về việc dạy và học. Mong rằng bạn sẽ áp dụng được những phương pháp này cho trung tâm và chia sẻ chúng cho những người xung quanh bạn nhé!


Tặng ngay phần quà lên đến 1.000.000 VNĐ khi đăng ký gói tuyển dụng mới

Tiếp cận 20.000+ giáo viên nước ngoài đang tìm việc

Tên khách hàng

Số điện thoại

Email

Author

Vietnam Teaching Jobs (VTJ), which was founded in 2012 is a well-established platform for teachers to find their dream teaching job in Vietnam. Covering the entirety of the country, we have successfully paired thousands of happy teachers and schools. Be part of the thousands of happy teachers working in Vietnam, register and apply for your dream job today!

Related Posts

March 13, 2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi cách thức...
Vietnam Teaching Jobs phối hợp cùng các đối tác ClassIn, EIV, Vieclamgiaoduc và Hoskids tổ chức webinar “Bí quyết giúp trung tâm quản lý và đánh giá năng lực giáo viên”
December 8, 2023
Khi tìm hiểu về một sản phẩm giáo dục, hồ...
Hành trình 5 năm xây dựng hệ sinh thái NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC
October 18, 2023
[vc_row][vc_column][vc_column_text] Hành trình 5 năm xây dựng hệ sinh thái NHÂN...
Author Details
Vietnam Teaching Jobs (VTJ), which was founded in 2012 is a well-established platform for teachers to find their dream teaching job in Vietnam. Covering the entirety of the country, we have successfully paired thousands of happy teachers and schools. Be part of the thousands of happy teachers working in Vietnam, register and apply for your dream job today!