Đánh giá giáo viên nước ngoài sao cho hiệu quả?

Danh sách được liệt kê bên dưới bài viết này sẽ cho thấy không chỉ các phương pháp khác nhau mà những người với vai trò khác nhau, chẳng hạn như quản lí học thuật, ban giám hiệu, học sinh, phụ huynh và chính giáo viên (bao gồm từ bản thân và từ đồng nghiệp) cũng có thể tham gia vào quá trình đánh giá giáo viên nước ngoài để đảm bảo tính khách quan nhất.

Mục đích của việc đánh giá giáo viên 

Việc đánh giá giáo viên có thể đáp ứng nhiều mục đích tuỳ theo mong muốn của người tuyển dụng, nhưng hai mục tiêu cơ bản nhất là giúp phát triển tính trách nhiệm và phấn đấu của mỗi cá nhân.

Trước đây, việc đánh giá giáo viên được triển khai một cách tổng quan (ví dụ, để đưa ra quyết định về địa vị hoặc mức lương). Tuy nhiên về sau, nhiều chuyên gia áp dụng quá trình đánh giá năng lực để giúp giáo viên phát triển hơn về chuyên môn, tức là giáo viên nhận được phản hồi về hiệu suất của họ và được hỗ trợ trong việc giúp họ cải thiện những vấn đề còn hạn chế trong quá trình công tác.

Vì vậy sẽ có hai dạng đánh giá giáo viên, bao gồm:

  • Đánh giá tiến trình (Formative evaluation)
  • Đánh giá theo tổng kết (Summative evaluation)

Đánh giá tiến trình là khi giáo viên được đánh giá theo các giai đoạn trong quá trình làm việc và thường không được phản ánh bởi cơ sở dữ liệu, mà là bằng phản hồi của các học viên và quản lý học thuật của cùng cơ sở giáo dục.

Điều kiện để đánh giá giáo viên nước ngoài hiệu quả

– Được diễn ra trong bầu không khí thân thiện và gần gũi

– Được triển khai trên tiêu chí thoải mái đóng góp và tiếp nhận đánh giá giữa hai bên

– Mục tiêu cá nhân minh bạch, liên kết chặt chẽ đến cải thiện chất lượng giảng dạy và mục tiêu chung của trường/ trung tâm.

– Phương thức đánh giá đơn giản: phiếu đánh giá, theo dõi lớp học,..

– Tính sẵn sàng hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo

– Được trao cơ hội để nâng cao năng lực, cũng như các nguồn lực dồi dào về cơ sở vật chất và tri thức để phát triển chuyên môn

– Quá trình đánh giá giáo viên được tích hợp trong hệ thống tự đánh giá và đảm bảo chất lượng của nhà trường.

– Đánh giá độc lập và khách quan về hiệu suất của giáo viên

– Các tiêu chuẩn và tiêu chí chung theo các khung đánh giá cố định

– Theo quy trình và có thang điểm riêng

– Có quy tắc chặt chẽ về những hệ quả của quy trình đánh giá

– Các mục tiêu cá nhân rõ ràng liên quan đến tất cả các khía cạnh của hiệu suất công việc.

– Những người đánh giá có năng lực, được đào tạo bài bản về hiệu suất giảng dạy

– Được dựa trên và ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển chuyên môn mỗi cá nhân

– Quyền được khiếu nại đối với những giáo viên cảm thấy họ không được đối xử công bằng.

Đối tượng tham gia đánh giá và tần suất đánh giá giáo viên nước ngoài

Đối tượng tham gia đánh giá giáo viên nước ngoài:

Có phải tất cả giáo viên trong một cơ sở giáo dục đều cần được đánh giá?

Nếu tất cả đều cần đánh giá, thì những giáo viên có kinh nghiệm sẽ nên được đánh giá như thế nào? Nhà khoa học Abdelaziz và cộng sự. (2016), trong một số nghiên cứu của họ về đánh giá giáo viên ở các quốc gia khác nhau, chỉ ra rằng ‘nhiều quốc gia có chung suy nghĩ rằng các giáo viên lâu năm, cho dù có đang nắm giữ chức vụ hay không, nên được trao quyền tự do hơn trong giảng dạy, với ít các bước đánh giá, giám sát hoặc sửa đổi hơn, trừ khi sự vi phạm bị xem là đáng kể. Cách tiếp cận như vậy sẽ đánh đồng hai khái niệm kinh nghiệm với chuyên môn. Nghiên cứu đó cũng cho rằng hoạt động đánh giá được lập ra nhằm hỗ trợ sửa lỗi hơn là được sử dụng như một phương pháp nâng cao chất lượng giáo viên, vốn là một cách hiểu sai về quá trình này.

Tần suất đánh giá

Một giáo viên nên có bao nhiêu lần đánh giá trong một học kì/ năm học? Hầu hết các quốc gia OECD (thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) cho biết giáo viên nên được đánh giá định kỳ, thường là theo hằng năm.

Featured Job

Khi xét trên toàn thế giới, thực tế cho thấy tần suất đánh giá giáo viên ở mỗi nước rất khác nhau; ví dụ, theo OECD (2014b), hơn 60% giáo viên ở Iceland chưa bao giờ được quan sát và thẩm định; ngược lại, một vài sinh viên Trung Quốc cho biết trường của họ luôn đánh giá giáo viên theo từng tháng.

Các tiêu chí đánh giá giáo viên nước ngoài:

Tuỳ theo mục tiêu và kỳ vọng của mỗi nhà tuyển dụng và lãnh đạo của một cơ sở giáo dục, mỗi đơn vị sẽ có một bộ tiêu chí đánh giá của riêng mình. Dưới đây là một số tiêu chí căn bản nhất mà chúng tôi VTJ đã thu thập từ nhiều cuộc nghiên cứu, trích dẫn từ tài liệu thuộc chuyên đề chuyên đề Teaching English- Teacher evaluation: Global perspectives and their implications for English language teaching của tác giả Simon Borg thuộc Hội đồng Anh (British Council)

– Khả năng nắm bắt học viên

– Thái độ tích cực

– Khả năng lập kế hoạch, truyền tải và phản ánh phương pháp dạy

– Khả năng xây dựng kiến ​​thức, phương pháp học ngôn ngữ và tư duy phản biện

– Khả năng khám phá và áp dụng các yếu tố văn hoá

– Khả năng đánh giá việc quá trình dạy và học

– Khả năng kết nối bên ngoài lớp học

– Khả năng mở rộng tầm nhìn chuyên môn.

Các phương pháp đánh giá giáo viên nước ngoài:

Như danh sách được liệt kê bên dưới cho thấy không chỉ các phương pháp khác nhau mà những người với vai trò khác nhau, chẳng hạn như quản lí học thuật, ban giám hiệu, học sinh, phụ huynh và chính giáo viên (bao gồm tự đánh giá và đánh giá từ đồng nghiệp) cũng có thể tham gia vào quá trình đánh giá một giáo viên.

Các chiến lược đánh giá giáo viên nước ngoài

  1. Quan sát đánh giá trong lớp học từ bộ phận học thuật
  2. Đánh giá kết quả của học viên
  3. Danh mục giảng dạy
  4. Đánh giá của học viên
  5. Tự đánh giá
  6. Bài kiểm tra năng lực giáo viên
  7. Trao đổi trực tiếp
  8. Đánh giá từ đồng nghiệp
  9. Đánh giá từ phụ huynh

Lý do của việc có khá nhiều biện pháp được gợi ý trong quy trình đánh giá giáo viên là bởi vì:

– Để nắm bắt đầy đủ sự phức tạp ở mọi phương diện của việc giảng dạy 

– Để giúp cho giáo viên những cơ hội khác nhau thể hiện hết khả năng của mình

– Để giảm thiểu tối đa sự thiên vị và thiếu xác thực/ tin cậy mà bất kỳ

biện pháp có thể gây nên.

Tất nhiên, sẽ có có hệ thống thẩm định giáo viên hay hội đồng học thuật nào có thể sử dụng tất cả các biện pháp đánh giá hiện có, và, như Isoré (2009) đã lưu ý

“Cho dù biết rằng sự kết hợp các công cụ và người thẩm định sẽ cung cấp cơ sở vững chắc để đánh giá chính xác năng lực một giáo viên, việc một số cơ sở giáo dục có nguồn lực hạn chế làm cho sự đánh đổi là không thể tránh khỏi”. Ngoài ra, điểm cần lưu ý ở đây là việc đánh giá giáo viên hiệu quả phải dựa trên các tiêu chí được xác định kĩ càng, được làm rõ bằng các mô tả chi tiết về những yếu tố mà một người giáo viên cần đáp ứng được trong quá trình làm việc.


Tặng ngay phần quà lên đến 1.000.000 VNĐ khi đăng ký gói tuyển dụng mới
Tiếp cận 20.000+ giáo viên nước ngoài đang tìm việc

Tên khách hàng

Số điện thoại

Email

Author

Vietnam Teaching Jobs (VTJ), which was founded in 2012 is a well-established platform for teachers to find their dream teaching job in Vietnam. Covering the entirety of the country, we have successfully paired thousands of happy teachers and schools. Be part of the thousands of happy teachers working in Vietnam, register and apply for your dream job today!

Related Posts

Mẫu kịch bản MC sự kiện Year End Party song ngữ đầy đủ nhất
May 5, 2024
Year End Party (tiệc tổng kết cuối năm) là sự...
March 13, 2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi cách thức...
Vietnam Teaching Jobs phối hợp cùng các đối tác ClassIn, EIV, Vieclamgiaoduc và Hoskids tổ chức webinar “Bí quyết giúp trung tâm quản lý và đánh giá năng lực giáo viên”
December 8, 2023
Khi tìm hiểu về một sản phẩm giáo dục, hồ...
Author Details
Vietnam Teaching Jobs (VTJ), which was founded in 2012 is a well-established platform for teachers to find their dream teaching job in Vietnam. Covering the entirety of the country, we have successfully paired thousands of happy teachers and schools. Be part of the thousands of happy teachers working in Vietnam, register and apply for your dream job today!