Hôm nay VTJ chúng tôi sẽ đưa ra một số quan điểm cũng như lời khuyên về vấn đề bảo lãnh giáo viên nước ngoài, để giúp các HR có thể tìm ra phương án tuyển dụng hiệu quả cho năm học mới đang đến rất gần.
Giữa thời điểm tình hình dịch Covid vẫn còn đang căng thẳng, cộng với pháp lệnh 152 mới được công bố gần đây về vấn đề giấy phép lao động cho người nước ngoài, việc tuyển dụng giáo viên nước ngoài dạy tiếng anh trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Trong cơ
n khủng hoảng thiếu hụt nguồn giáo viên chất lượng, nhiều nhà tuyển dụng đang dần thích nghi bằng giải pháp đưa các giáo viên từ bên ngoài lãnh thổ về làm việc cho cơ sở giáo dục của mình.
1. Bảo lãnh giáo viên nước ngoài là làm gì?
Một nhân sự nước ngoài nếu đến Việt Nam theo dạng chuyên gia hay lao động tay nghề cao sẽ cần được một cơ quan/tổ chức tại Việt Nam bảo lãnh để được cư trú và làm việc một cách hợp pháp & lâu dài tại Việt Nam.
Đơn vị bảo lãnh hay cũng chính là nhà tuyển dụng nhân sự sẽ hỗ trợ bảo lãnh hồ sơ và cung cấp vị trí công việc cụ thể thông qua sàng lọc ứng viên trước đó để nhân sự về Việt Nam & bắt đầu công việc.
Để bảo lãnh một lao động nước ngoài, Nhà tuyển dụng cần có hồ sơ pháp nhân bao gồm: Giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động Trung Tâm/ giấy phép thành lập Trường, Giấy bổ nhiệm Giám Đốc Trung Tâm/Hiệu Trưởng, etc. để đủ điều kiện bảo lãnh kèm theo những yêu cầu cho người nước ngoài, cụ thể cho vị trí Giáo Viên để tiến hành xin visa chuyên gia vào Việt Nam.
Việc các trung tâm và trường học hỗ trợ quy trình xử lý hồ sơ visa, bảo lãnh Giáo Viên, một phần chi phí (nếu có) sẽ giúp việc nhập cảnh và làm quen sinh sống tại Việt Nam dễ dàng hơn cho các giáo viên và cũng tạo sự chủ động cho Nhà tuyển dụng nhờ có quyền yêu cầu sự cam kết và ràng buộc nhiều hơn từ các giáo viên được hỗ trợ vào Việt Nam làm việc, giúp tăng khả năng gắn bó lâu dài của giáo viên ở tổ chức.
2.Những lợi ích của việc bảo lãnh giáo viên nước ngoài
- Đảm bảo được chất lượng giáo viên
Bởi vì nguồn giáo viên chất lượng ở nước ngoài rất dồi dào, tỉ lệ tìm được một giáo viên chất lương cũng vì thế mà cao hơn.
Ngoài ra trước khi làm thủ tục đưa giáo viên về, các nhà tuyển dụng có thể triển khai những cuộc phỏng vấn online/demo trước để đánh giá chính xác năng lực của giáo viên đó, cũng như thái độ và cách làm việc của họ.
Hầu hết các giáo viên có nguyện vọng làm việc tại Việt Nam và cần sự hỗ trợ bảo lãnh từ phía các nhà tuyển dụng trong nước thường có thái độ rất tích cực & nhiệt tình. Đơn giản bởi vì việc đồng ý đến Việt Nam giảng dạy chủ yếu xuất phát từ mong muốn cá nhân của giáo viên, cho nên việc được hỗ trợ đảm bảo về nhập cảnh, thủ tục lẫn việc làm là một điều rất đáng quý đối với bất kì ai trong số họ.
- Sự gắn bó và tính cam kết công việc
Một người chưa từng sống (hoặc chỉ mới thăm thú được một đôi lần) tại một quốc gia châu Á như các giáo viên bản xứ này sẽ cần đến rất nhiều sự giúp đỡ từ nhà tuyển dụng. Có thể nói tổ chức hay cơ quan bảo lãnh cho họ vào Việt Nam được coi là “người thân” đầu tiên và duy nhất của họ, trước khi họ kết nối được với bất kì cá nhân nào khác ở đất nước xa lạ này. Điều này cũng giúp giảm khả năng “đứng núi này trông núi nọ”, tránh được những tình trạng chưa hết hợp đồng đã xin nghỉ ngang,… thường xảy ra nhan nhản trong quá trình tuyển dụng giáo viên nước ngoài ở Việt Nam.
Ngoài ra khi bảo lãnh cho giáo viên về làm việc, các nhà tuyển dụng cũng có thể dễ dàng đặt ra những ràng buộc về thời gian làm việc, cũng như khả năng gắn bó của một giáo viên khi làm việc ở trung tâm mình.
- Tinh thần trách nhiệm cao hơn
Như đã nói ở trên, việc giáo viên đồng ý làm việc và sinh sống tại Việt Nam xuất phát từ chính mong muốn từ bản thân họ, nên các giáo viên được đưa từ nước ngoài về sẽ có ý thức tốt hơn, trân trọng những cơ hội, quyền lợi cũng như trách nhiệm mà mình được nhận hơn.
Tất nhiên vẫn sẽ có một vài trường hợp ngoại lệ, tuy nhiên có một điều các nhà tuyển dụng cần làm tốt đó là cho các giáo viên nước ngoài thấy được sự nghiêm túc và chuyên nghiệp trong quá trình xử lý công việc. Đây là một phương pháp sàng lọc ứng viên mang tính hiệu quả rất cao, vì một khi nhà tuyển dụng tỏ ra vội vã và khẩn khoản sẽ để lại một ấn tượng dễ dãi trong mắt các nhân sự tương lai này. Nếu quy trình tuyển dụng không đủ chặt chẽ, minh bạch và chuyên nghiệp, ứng viên nước ngoài rất dễ có ấn tượng không tốt và gây ra những tác dụng ngược, khiến công sức chiêu mộ nhân tài từ miền xa xôi trở thành “công dã tràng”
- Dễ dàng thương lượng về lương và chi phí
Các giáo viên nước ngoài đặc biệt là giáo viên bản xứ ở Việt Nam thường có rất nhiều lựa chọn, nên họ thường đòi hỏi rất nhiều quyền lợi cũng như mức thù lao không tương xứng với trình độ của mình. Việc tuyển dụng giáo viên từ nước ngoài có thể giải quyết cả hai vấn đề ở trên. Giáo viên ở ngoài nước một phần là vì phụ thuộc vào NTD ở các thủ tục để nhập cảnh và xử lí giấy tờ, phần khác vì chưa nắm rõ thực trạng thị trường tuyển dụng ở Việt Nam, cộng thêm việc không có nhiều mối quan hệ giá trị tại đây, nghiễm nhiên sẽ không thể có nhiều” yêu sách” và đòi hỏi quá đáng. Hơn nữa, trình độ của họ cũng cần phải được đầu tư nghiêm túc, và được xem xét kĩ lưỡng trước khi được đưa về. Cho nên có thể nói hai vấn đề lớn nhất trong tuyển dụng giáo viên nước ngoài ở trên đã phần nào được tháo gỡ với giải pháp này.
3. Những hạn chế của việc bảo lãnh giáo viên nước ngoài
Một điều chắc chắn là việc đưa giáo viên từ nước ngoài về cũng kèm theo nhiều khía cạnh cần quan tâm vì sự phức tạp ở giai đoạn ban đầu của quá trình tuyển dụng.
Theo như chia sẻ từ những nhà tuyển dụng khác đã và đang sử dụng phương án này để chiêu tài cho trường của họ, việc bảo lãnh giáo viên nước ngoài sẽ cần nhiều công sức và thời gian hơn để hoàn thành. Những thử thách trong đó có thể kể đến:
- Trung Tâm/Trường cần đảm bảo hỗ sơ đủ điều kiện bảo lãnh Giáo Viên nước ngoài về giảng dạy
- Nhà Tuyển Dụng nên hiểu biết rõ về các vấn đề pháp lý, quy định của nhà nước về sử dụng lao động nước ngoài, cùng các thủ tục liên quan. Ngay cả khi sử dụng dịch vụ agency bên ngoài, cũng nên nắm bắt về pháp lý để tạo sự chủ động.
- Thời gian làm các thủ tục pháp lý có thể kéo dài từ vài tuần đến 2,3 tháng tuỳ theo tình hình giấy tờ được cung cấp từ phía giáo viên & tình hình xét duyệt hồ sơ trong từng giai đoạn của Sở Lao Động & Cục Xuất Nhập Cảnh.
- Các quy định về xuất nhập cảnh của nhà nước khiến không có chuyến bay, hoãn chuyến trong tình hình dịch Covid-19
- Thời gian cách ly dài ngày (21 ngày) kéo dài thời gian và chi phí cho Giáo Viên
- Thêm chi phí cho quy trình thủ tục để bảo lãnh giáo viên nếu có chính sách hỗ trợ
Tuy nhiên nếu có thể vượt qua giai đoạn nhập cảnh và cách ly cũng như các giấy tờ một cách suôn sẻ, giải pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển bền vững về nhiều mặt cho các cơ sở giáo dục tại Việt Nam. Không chỉ ở việc duy trì được nguồn nhân sự chuẩn quốc tế, có chuyên môn cao, mà còn nâng cao độ uy tín cũng như danh tiếng của trường mình, kèm theo đó là những hiệu ứng tích cực khác trong khâu quản lý cũng như đảm bảo chất lượng đào tạo cho học viên.