Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài được Chính phủ áp dụng kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022. Các khoản bảo hiểm mà đơn vị sử dụng lao động nước ngoài cần đóng bao gồm: bảo hiểm thai sản dành cho nữ, bảo hiểm ốm đau bệnh tật, bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm hưu trí và tử tuất. Thông tin có liên quan đến việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài như trường hợp áp dụng, đối tượng áp dụng và mức đóng cụ thể được quy định như sau:
-
Các khoản đóng cụ thể mà bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài quy định là gì?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, quy định các khoản phải đóng bao gồm:
a, Bảo hiểm xã hội:
- Quỹ hưu trí
- Ốm đau và thai sản
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quỹ tử tuất
b, Bảo hiểm y tế
2. Đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài là ai?
2.1, Những người nước ngoài lao động tại Việt Nam
Đối tượng cần đóng bảo hiểm đầu tiên chính là những người ngoại quốc lao động tại Việt Nam như giáo viên tiếng Anh tại các Trung tâm Anh ngữ hoặc trường Quốc tế sở hữu đồng thời hai đặc điểm sau đây:
- Đã có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ và giấy phép hành nghề tại Việt Nam. Các giấy phép và chứng chỉ này phải do Việt Nam cấp phép.
- Có hợp đồng lao động với các đơn vị tại Việt Nam thời hạn từ 1 năm trở lên hoặc không xác định thời hạn cụ thể.
2.2, Đơn vị sử dụng lao động nước ngoài
Không chỉ người lao động, đơn vị sử dụng lao động cũng cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài. Các đơn vị sử dụng lao động nước ngoài thường là các Trung tâm tiếng Anh hoặc các Trường Quốc tế tại Việt Nam.
Theo quy định của Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2022, các đơn vị này cần phải đóng ở mức % cao hơn gấp hai lần so với người lao động.
3. Số tiền/mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài là bao nhiêu?
3.1, Cơ sở cho việc tính bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài
Cơ sở để tính bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nước ngoài được dựa trên khoản tiền nhận hằng tháng của người lao động.
Khoản tiền này bao gồm:
- Tiền lương được trả bởi đơn vị sử dụng lao động
- Các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của Chính phủ Việt Nam về lao động.
3.2, Mức lương tối thiểu và tối đa làm cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài
Để thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài, người lao động phải có mức lương nhận hằng tháng nằm trong khoảng từ mức lương cơ sở (mức lương tối thiểu) đến mức lương tối đa, cụ thể:
- Mức lương cơ sở (mức lương tối thiểu) là 1.490.000 VNĐ/tháng (quy định từ ngày 01/09/2019).
- Mức lương tối đa là 29.800.000 VNĐ/tháng (quy định từ 01/01/2022).
3.3, Mức đóng cụ thể của bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài
Tổng cộng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài được quy định từ ngày 01/07/2022, áp dụng cho cả người lao động và đơn vị sử dụng lao động là 30%, cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảo hiểm | Các khoản phải đóng | Người lao động nước ngoài (%) | Đơn vị sử dụng lao động người nước ngoài (%) |
Bảo hiểm xã hội | Quỹ hưu trí | 8% | 14% |
Ốm đau và thai sản | 0% | 3% | |
Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tử tuất | 0% | 0,5% | |
Bảo hiểm y tế | 1,5% | 3% | |
Tổng cộng | 9,5% | 20,5% |
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động đã từng được Chính phủ Việt Nam miễn đóng (đóng 0%) vào khoảng thời gian từ 01/07/2021 đến 30/06/2022. Đến hiện tại, chính sách giảm đóng bảo hiểm này đã được bãi bỏ. Người lao động nước ngoài và đơn vị sử dụng lao động nước ngoài vẫn tiếp tục đóng 0,5% cho quỹ này như quy định ban đầu.
4. Thời gian làm việc là bao lâu thì lao động nước ngoài mới cần phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Chính phủ Việt Nam không áp dụng quy định đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài dựa trên thời gian làm việc, thay vào đó là áp dụng dựa trên hợp đồng lao động giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động nước ngoài, cụ thể: áp dụng cho các hợp đồng có thời hạn trên 1 năm hoặc hợp đồng không có thời hạn cụ thể.
5. Các trường hợp không áp dụng đóng bảo hiểm xã hội cho lao động nước ngoài
- Trường hợp 1. Người lao động thực hiện công tác và di chuyển nội bộ trong công ty, doanh nghiệp.
Mặc dù đã có giấy phép lao động, chứng chỉ lao động hoặc chứng chỉ hành nghề và có hợp đồng lao động với các đơn vị tại Việt Nam thời hạn từ 1 năm trở lên, người lao động nước ngoài không cần đóng bảo hiểm xã hội nếu đang thực hiện công tác và di chuyển nội bộ trong công ty, doanh nghiệp.
Các điều khoản cụ thể về trường hợp này được quy định trong Luật Lao động Việt Nam.
- Trường hợp 2. Người lao động đã đủ tuổi được nghỉ hưu.
Tương tự với trường hợp 1, người lao động nước ngoài đã đủ tuổi nghỉ hưu theo điều khoản về nghỉ hưu quy định trong Luật Lao động Việt Nam sẽ không cần đóng các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài mặc dù đã có giấy phép/chứng chỉ lao động và có hợp đồng lao động thời hạn trên 1 năm.
- Trường hợp 3. Người lao động thất nghiệp hoặc không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng.
Người lao động đang không có việc làm hoặc lao động không hưởng tiền lương từ 2 tuần (14 ngày) trở lên thì không cần đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó, cũng như không được hưởng các chế độ xã hội đến từ việc đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, người lao động nữ không lao động trong khoản thời gian như trên với lý do thai sản vẫn sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Ending
Các đơn vị có sử dụng lao động nước ngoài như Trung tâm tiếng Anh hay trường Quốc tế tại Việt Nam cần lưu ý đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho lao động nước ngoài theo quy định của Chính phủ áp dụng từ ngày 01/01/2022. Thông qua bài viết, VTJ hy vọng đã có thể cung cấp những thông tin hữu ích về việc đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người nước ngoài lao động tại Việt Nam. Theo dõi thêm các bài viết về quy định của Chính phủ Việt Nam dành cho người ngoại quốc và các đơn vị sử dụng lao động là người ngoại quốc tại website của VTJ bạn nhé!