Việc ngày càng nhiều học sinh trở lại lớp học đánh dấu những bước khởi đầu trong việc khôi phục dần các hoạt động của ngành giáo dục. Tuy nhiên, những khủng hoảng của việc trở lại trường hậu Covid-19 do tác động của một thời gian dài học trực tuyến thời kì cách ly xã hội vẫn còn đang hiện hữu. Điều này đòi hỏi các chủ trung tâm tiếng Anh phải đối phó bằng một giải pháp được cân nhắc kỹ lưỡng.
Học sinh hổng kiến thức, chán nản, cùng yêu cầu về một chương trình giảng dạy cô đọng,.. và vô vàn những thử thách khác khi các trung tâm chào đón học sinh của mình trở lại trường hậu Covid-19
Giải quyết khủng hoảng của việc trở lại trường hậu Covid-19
Dưới đây là một số lời khuyên từ Vietnam Teaching Jobs cho các chủ trung tâm về việc hỗ trợ học viên của mình làm quen lại với việc học trên lớp, cũng như khắc phục những khủng hoảng của việc trở lại trường
Sử dụng những bài đánh giá năng lực thường xuyên
Việc sử dụng những bài đánh giá năng lực thường xuyên sẽ giúp giáo viên nắm bắt được năng lực của học viên. Ngoài ra giáo viên cũng sẽ nhận ra những lỗ hổng kiến thức nào đã được tạo ra trong quá trình học online dài đằng đẵng. Những thông tin từ bài test này sẽ giúp nhà trường, trung tâm lẫn bản thân giáo viên dễ dàng tạo ra một khuôn chương trình mới phù hợp với tình hình hiện tại của việc đào tạo, giúp vượt qua giai đoạn khủng hoảng của việc trở lại trường hậu Covid-19.
1. Chọn tài liệu chương trình giảng dạy mà giáo viên nhận thấy rằng quan trọng và cốt lõi nhất trong chương trình dạy.
2. Giao các hoạt động teamwork cho cả lớp để quan sát về khả năng tương tác và làm việc nhóm.
3. Cho học sinh thời gian để hoàn thành hoạt động.
4. Qua quá trình theo dõi về cách làm việc, triển khai vấn đề cũng như kết quả giáo viên thu lại từ các sản phẩm của hoạt động vừa rồi, nhà trường sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá năng lực học viên.
Thiết kế dạng bài đánh giá thu hút và hấp dẫn
Dù bạn chọn phương pháp đánh giá nào, hãy giữ nó ở mức đơn giản vừa đủ, hấp dẫn và dễ tiếp cận. Việc giao cho học sinh một bài đánh giá quá “khủng” trong tuần đầu tiên trở lại trường hậu Covid-19 sẽ chỉ làm học viên thêm lo lắng về việc học hơn. Hãy cân nhắc những hình thức đánh giá sau:
– Đánh giá lẫn nhau (form đánh giá bạn học)
– Tự đánh giá
– Các bài đánh giá mang tính cạnh tranh hay câu đó, trò chơi
Khi đánh giá năng lực thông qua các hoạt động tương tác, học viên được được thúc đẩy để thử thách bản thân nhiều hơn, phá bỏ tâm lí bối rối hay khủng hoảng của việc trở lại trường. Điều này cũng đồng nghĩa là học viên không cảm thấy áp lực khi bị ‘đánh giá’ hay “chấm điểm”, mặc dù cơ bản thì việc bạn làm thực sự phục vụ cho mục đích này.
Điều chỉnh các kế hoạch bài giảng và nội dung được ưu tiên
Sau quá trình đánh giá, thứ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về sự tiến bộ của học sinh, đã đến lúc điều chỉnh các kế hoạch hiện có để giải quyết những thiếu sót và lỗ hổng trong kiến thức của học sinh.
Thảo luận về các ưu tiên trong chương trình giảng dạy giữa các giáo viên
Điều này sẽ tạo ra một phương pháp tiếp cận thống nhất trong tất cả các cấp độ và các lớp khác nhau của trung tâm hay cơ sở dạy học của bạn. Họ có thể đóng góp ý kiến về những kỹ năng hay kiến thức nào là cốt lõi và có thể phục hồi thông qua những khóa bổ sung lúc học sinh mới trở lại trường hậu Covid-19.
Khuyến khích học sinh học bài tại nhà
Lớp học có thể hoạt động trở lại, nhưng hãy chắc chắn học viên sẽ không bỏ qua việc học ở nhà. Học sinh của bạn sẽ bắt kịp chương trình giảng dạy nhanh hơn nhiều nếu các em cũng cố gắng ôn lại kiến thức bên ngoài lớp học. Điều này cũng giúp các em thể hiện tốt hơn trong các bài đánh giá năng lực trên lớp, giúp dễ dàng vượt qua các khủng hoảng của việc trở lại trường hậu Covid-19.
Xử lí các trường hợp học viên bức bối và gây rối
Đối với những học sinh cần sử dụng đến phương pháp cứng rắn và nhiều sự chú ý hơn, giáo viên có thể giao trách nhiệm cụ thể trước giờ học. Ví dụ, nếu học sinh A nọ thường xuyên gây rối trong lớp, giáo viên có thể giao cho em ấy vai trò là “sao đỏ”, hoặc người phụ trách phát tài liệu học tập. Ngoài ra giáo viên cũng nên cố gắng hiểu rằng tất cả những hành động đó hầu hết là chỉ là cách đối phó theo vô thức của các em trước cơn khủng hoảng của việc trở lại trường hậu Covid-19.
Tuy nhiên, việc này có thể không hiệu quả với những học viên lớn hơn (tuổi teen). Hãy cố gắng có những cuộc trò chuyện riêng cởi mở về cảm xúc của các em, và tìm ra nguyên do cũng như có những hoạt động giúp khích lệ động lực, kích thích sự hứng khởi và tò mò của các em với việc học.
Lời kết
Những khủng hoảng của việc trở lại trường hậu Covid-19 là điều mà cả giáo viên lẫn học sinh phải trải nghiệm, nhưng đó không phải là một vấn đề bất khả thi nếu biết cách khắc phục. Mong rằng với bài viết trên, các chủ trung tâm và trường học sẽ có thể phần nào hiểu hơn về cách khắc phục vấn đề này và cân nhắc một giải pháp hợp lí nhất cho học viên của mình.