Nhân viên bán hàng là những người phỏng vấn đặc biệt giỏi, vì họ có kỹ năng kết nối với những người khác, có thể nắm bắt nỗi đau của đối phương và xử lí tốt việc bị từ chối. Họ có thể áp dụng những chiến thuật bán hàng tương tự đó cho một mục tiêu khác: hoàn thành cuộc phỏng vấn và nhận được offer từ nhà tuyển dụng. Hãy tham khảo danh sách câu hỏi này để hiểu rõ hơn về cách nhận biết một ứng viên bán hàng tốt nhé!
9. Hãy cho tôi biết cơ bản quá trình bán hàng của bạn nhé?
Bạn cần hiểu rõ về cách tiếp cận khách hàng của ứng viên. Vì thế, đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn bán hàng phổ biến nhất.
Họ có thể giải thích rõ ràng quy trình từng bước của họ, từ việc giới thiệu về sản phẩm, cho đến thuyết phục và chăm sóc sau khi đơn hàng được hoàn thành như thế nào? Quy trình của họ thay đổi như thế nào dựa trên phân khúc khách hàng, vị trí địa lý, v.v.?
10. Giả sử tôi là một khách hàng tiềm năng. Hãy giới thiệu sản phẩm của công ty chúng tôi cho tôi- một khách hàng mới
Role-play (nhập vai) luôn phải là một phần trong quá trình phỏng vấn nhân viên bán hàng của bạn. Đó là cơ hội vàng để bạn thấy từng ứng viên làm việc như thế nào và tìm hiểu cách họ thể hiện bản thân dưới áp lực. Nhưng đây là bí quyết để tận dụng tối đa bài tập này: Đừng nói về sở thích, nhu cầu và phân khúc khách hàng của bạn ngay lập tức – để xem ứng viên có đề cập và tìm hiểu về những điều này để bán tốt hơn không.
Một số ứng viên sẽ ngay lập tức chào hàng, tung ra hàng loạt các yếu tố mà họ nghĩ là thu hút và hấp dẫn cho khách hàng. Thật không may, họ đã mắc sai lầm khi bán hàng mà không biết mình đang bán cho ai.
Lưu ý: Hãy nhớ rằng chiến thuật này hiệu quả nhất khi bạn phỏng vấn những nhân viên bán hàng có kinh nghiệm. Một ứng viên bán hàng ít kinh nghiệm hơn có thể sẽ chưa biết cách chào hàng hiệu quả để có thể vượt qua “thử thách” này của bạn.
11. Bạn đã sẵn sàng bắt đầu cuộc gọi bán hàng ngay bây giờ chưa?
Một ứng viên tốt sẽ không hào hứng nhận lời ngay, bởi vì:
1. Ở giai đoạn này, ứng viên còn chưa hiểu rõ sản phẩm, hành vi của khách hàng, quy trình bán hàng hoặc các kênh/ công cụ bán hàng của bạn. Nếu họ thực hiện một cuộc gọi chào hàng (cold call) ngay trong giây phút đó, họ sẽ bán hàng với mục đích BÁN HÀNG, thay vì tìm hiểu về khách hàng tiềm năng này.
Câu trả lời mà bạn muốn nghe là, “Tôi có một quy trình bán hàng có thể áp dụng cho sản phẩm của bạn ngay lập tức. Tuy nhiên cho đến khi tôi hiểu rõ về sản phẩm và quy trình bên bạn, tôi mới sẵn sàng cho cuộc gọi đầu tiên”.
12. Bạn sẽ chọn một deal chắc chắn giá 10 triệu hay một deal khả năng chốt thấp hơn nhưng có giá là 100 triệu?
(Bạn có thể điều chỉnh những số tiền này dựa trên mô hình kinh doanh của bạn.) Câu trả lời có thể nói lên rất nhiều điều về người mà bạn đang cân nhắc. Có phải họ sẽ luôn lựa chọn cách an toàn? Hay họ nhìn thấy cơ hội ở những con số lớn, đầy rủi ro? Quá trình tư duy của họ là gì và nó có phù hợp với chiến lược bán hàng của công ty bạn không?
Một số nhà lãnh đạo bán hàng thích các thành viên trong nhóm của họ chọn lựa chọn an toàn – đồng nghĩa với việc doanh số hằng tháng được đảm bảo – hơn là chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, nó thực sự phụ thuộc vào bản chất doanh nghiệp của bạn và loại giao dịch mà bạn đang thực hiện.
Câu trả lời lý tưởng ở đây là ứng viên có thể xác định cơ hội cho cả hai, dành khoảng thời gian thích hợp cho mỗi giao dịch và thay đổi quy trình của họ cho phù hợp. Một nhân viên bán hàng giỏi có thể linh hoạt khả năng của họ để chốt cả hai đơn hàng 10 triệu lẫn 100 triệu mà không phải “lựa chọn”.
13. Thành tích bán hàng tự hào nhất của bạn là gì?
Họ có đạt được con số vượt mong đợi so với mục tiêu bán hàng không? Hoặc họ kiếm được feedback vô cùng tốt của những khách hàng khó tính? Hay kiếm được một cơ hội tiếp cận khách hàng vô cùng “béo bở”? Câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu về những thành tích của họ cũng như cách họ thể hiện ở công việc cũ của mình.
14. Tại sao bạn chọn nghề bán hàng?
Sự thật là nghề nhân viên bán hàng thường không phải là một nghề nghiệp lý tưởng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chọn sales vì một số lý do nhất định.
Điều gì về nghề bán hàng đã thu hút họ? Việc hiểu được động lực của họ có thể giúp bạn nắm được cách giữ chân cũng như dò đoán được tính cam kết của một cá nhân, thông qua những gì họ cần ở một vị trí.
15. Điều bạn thích khi làm sales là gì?
Chúng ta có xu hướng làm việc tốt nhất khi cảm thấy vui vẻ và hào hứng, vì vậy đây là một câu hỏi hay để thực sự tìm hiểu ứng viên của bạn theo một cách cá nhân hóa hơn. Câu hỏi này sẽ cho bạn biết các khía cạnh nào của công việc khiến họ thấy thích thú, hoặc những khía cạnh mà họ sẽ cần hỗ trợ nhiều hơn
16. Điều bạn không thích lắm khi làm sales là gì?
Ứng viên tốt nhất là nên trung thực về vấn đề này, cho dù đó là về vấn đề thủ tục giấy tờ, bị từ chối liên tục bởi khách hàng, phần mềm bị gặp lỗi khi cấp bách,…
17. Làm thế nào để bạn tạo động lực cho bản thân?
Động lực của bản thân là rất quan trọng, đặc biệt là khi nhiều nhân viên bán hàng đã phải thích nghi với công việc từ xa do đại dịch COVID-19.
Những nhân viên bán hàng giỏi là những người biết tự động viên bản thân, những người có thể thúc đẩy bản thân nhằm đạt được kết quả – và lên tiếng khi họ cần sự hỗ trợ (về training đào tạo, công cụ, làm việc nhóm, v.v.).
18. Bạn đã sử dụng phần mềm CRM trước đây chưa? Nếu vậy, đó là phần mềm nào và bạn dùng ra sao?
Ngày nay, công nghệ tạo ra sức mạnh cho các đội bán hàng, vì vậy hãy tìm hiểu kỹ năng mà mỗi ứng viên sở hữu. Họ có thoải mái với các phần mềm như Salesforce, HubSpot, v.v. không? Bạn luôn có thể đào tạo nhân viên mới về phần mềm hoặc quy trình làm việc ưa thích của mình. Câu hỏi này thiên về kinh nghiệm bán hàng, khả năng thích ứng và sự quen thuộc của họ với các công cụ trong ngành.
19. Làm thế nào để bạn hiểu rõ về đối tượng mục tiêu của mình? (Xu hướng mới, tin tức, nỗi đau, v.v.)
Những người giỏi nhất không bao giờ ngừng học hỏi, bất kể là họ làm việc trong ngành gì. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm hiểu xem ứng viên cho vị trí nhân viên bán hàng của bạn có thực sự dấn thân vào ngành đó hay không (trong quá khứ hay hiện tại) và họ làm gì để cập nhật kiến thức.
Đây là một câu hỏi phỏng vấn đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc bán hàng, những người sẽ thiết lập quy trình và huấn luyện nhóm của họ đi đến thành công.
20. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Những nhân viên bán hàng giỏi nhất – và những ứng viên tiềm năng nói chung – sẽ luôn có những câu hỏi dành cho (những) người phỏng vấn. Xét cho cùng, đây là công ty mà họ sẽ đầu tư thời gian và sức lực của mình, có thể trong nhiều năm tới.
Việc lựa chọn một ứng viên không chỉ là việc chọn người phù hợp cho vị trí mà bạn đang tuyển. Khiến họ cảm thấy rằng doanh nghiệp của bạn phù hợp với họ cũng là một yếu tố quan trọng không kém trong quá trình tuyển chọn nhân tài cho doanh nghiệp. VTJ mong rằng với danh sách những câu hỏi trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về chân dung ứng viên tiềm năng cho vị trí nhân viên kinh doanh ở trung tâm bạn. Hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi vào tuần sau nhé!