Đối với hầu hết các trường hay trung tâm tiếng Anh tư nhân, cơn đại dịch COVID-19 khiến họ lao đao nhất là trong giai đoạn tái đăng kí học của học viên. Cho dù một số cơ sở lớn lâu đời vẫn duy trì tốt mức tái đăng ký học tại trung tâm họ, vẫn có hàng loạt những trung tâm khác gặp khó khăn trong vấn đề này.
Cho dù bạn cảm thấy tiêu cực hay tích cực về tình hình hiện tại của trường bạn, những mẹo dưới đây có thể sẽ phần nào giúp bạn cải thiện tỉ lệ học viên tái đăng ký học của bạn cho năm học mới này.
Cách tăng tỷ lệ tái đăng ký học ở trung tâm tiếng Anh
Thiết lập một team chiến lược dành riêng cho mảng tuyển sinh
Nếu bạn chưa có một đội ngũ cứng cáp cho mảng tuyển sinh, thì hãy làm ngay! Hãy đầu tư thời gian, công sức cũng như tiền bạc vào một đội tuyển sinh chất lượng. Mỗi level có một phương hướng tiếp cận khác nhau đối với phụ huynh (trong trường hợp trung tâm hoặc trường của bạn có nhiều cấp độ, vì vậy việc mỗi người trong đội tuyển sinh sẽ được giao quyền đảm nhiệm các lứa tuổi khác nhau, tùy theo năng lực của họ.
Hỗ trợ khách hàng thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận
Cho dù một phụ huynh đã tái đăng ký học cho con họ lại hay chưa, hãy cố gắng liên hệ lại một lần để cho thấy sự quan tâm chân thành từ phía trung tâm.
Hãy chia lượng data học viên hiện có cho tất cả các nhân viên, ngoài các giáo viên, bao gồm các thành viên trong nhóm tuyển sinh, marketing, cũng như trợ lý hành chính, nhân viên sales, CSKH… Đây là những cuộc gọi “hỏi thăm”; mục đích không phải để hỏi tại sao phụ huynh còn chưa phản hồi thông báo đăng kí khóa mới hoặc nộp tiền học, mà là để bày tỏ sự quan tâm tới họ. Hãy hỏi rằng gia đình họ có đang ổn không? Hay họ có bị ảnh hưởng gì bởi cơn đại dịch này hay không?
Nếu chỉ nhận được rất nhiều thư thoại, hãy để lại tin nhắn cho biết bạn đã gọi để hỏi thăm, sau đó liên hệ bằng email cá nhân. Hoặc nếu một gia đình bày tỏ sự lo ngại và khó khăn của mình, hãy đảm bảo với họ rằng nhân viên của bạn sẽ lưu ý và từ đó có phương pháp điều chỉnh học phí phù hợp. Ví dụ: Giám đốc Kinh doanh hoặc Quản lý Tuyển sinh phải theo dõi thông tin để kịp thời hỗ trợ học phí cho bất kỳ phụ huynh nào bị mất việc làm hoặc phải đóng cửa cơ ngơi kinh doanh do Covid. Ngoài ra, những cách liên lạc về sau để follow up với phụ huynh cũng cần được cá nhân hóa, không được đại khái và gửi hàng loạt như spam.
Gia hạn thời hạn tái đăng ký học
Nếu thời hạn tái đăng kí khóa học của bạn đã qua, hãy cân nhắc gia hạn thêm thời gian. Nếu vẫn còn đang trong thời gian đăng ký lại, hãy kéo dài thời hạn đó ra thêm chút nữa, có thể là vài ba tuần đến 1 tháng. Điều này giúp khách hàng hài lòng hơn và có khả năng gắn bó cao hơn vì trung tâm đã có những động thái hỗ trợ trong những thời điểm ngặt nghèo của họ.
Tập trung vào giá trị chứ không phải tiện ích công nghệ
Trên khắp các trang mạng xã hội, đâu đâu người ta cũng thấy màn hình chụp các lớp học Zoom và hình ảnh của học sinh và giáo viên ngồi trước màn hình vuông vức. Tất nhiên vẫn nên chứng tỏ rằng việc học tập vẫn đang diễn ra bất chấp những rào cản vật lý mà chúng ta hiện đang đối mặt là rất quan trọng, nhằm khuyến khích tinh thần học viên— nhưng như vậy có thể vẫn chưa đủ để khuyến khích học viên hay phụ huynh mặn mà hơn. Cho dù trung tâm bạn đang sử dụng thiết bị, phần mềm hay công cụ gì đi nữa, chúng cũng không thật sự tạo nên tính kết nối giữa người với người.
Kết nối giữa người với người
Thay vì tập trung vào các tính năng của phương tiện dùng để dạy học, hãy chuyển câu chuyện sang những lợi ích của nó. Làm thế nào để trường hoặc trung tâm bạn đảm bảo chất lượng dạy và học cho học viên? Làm sao để phụ huynh nhìn thấy khả năng học thuật cũng như kĩ năng chuyên ngành xuất sắc của đội ngũ giảng viên? Hãy cho khách hàng thấy được tính xây dựng và kết nối, cũng như sự chăm sóc và quan tâm đến phụ huynh, học sinh và cả giáo viên.
Hãy cho mọi người thấy sự khác biệt ở trung tâm bạn! Ví dụ hãy tổ chức những cuộc thi, sự kiện online nho nhỏ, nhằm thắt chặt sự gắn bó và tương tác trong cộng đồng học viên- thậm chí là cộng đồng phụ huynh của trung tâm/ trường bạn!
Liên hệ học viên cũ đã nghỉ từ lâu để tái đăng ký học
Việc thu hút lại các học sinh cũ có thể thúc đẩy tỷ lệ tái đăng ký khóa học và cũng như đẩy mạnh doanh thu bằng cách loại bỏ các rào cản khiến học viên nấn ná việc đăng ký khóa mới. Khi bạn xác định được khó khăn dẫn đến việc bỏ học ban đầu của học sinh, cũng như và tạo điều kiện hết mức về thời gian lẫn chi phí, họ có nhiều khả năng sẽ quay trở lại tiếp tục ghi danh ở trung tâm bạn. Hãy tập trung vào việc tiếp cận “case by case”, cá nhân hóa việc chăm sóc những trường hợp có khả năng sẽ tái đăng ký, nhằm đẩy mạnh tối đa tỷ lệ tái đăng ký ở trường/ trung tâm bạn.
Trong nhiều trường hợp, các chiến lược thu hút học viên cũ đăng ký lại thường chưa chặt chẽ và xử í tận gốc vấn đề, Barrat – một cộng sự nghiên cứu cấp cao của REL West cho biết. “Những học viên nghỉ học thường nghỉ bởi vì họ không theo kịp – và khi họ tái đăng ký học , họ thậm chí còn bị tụt lại xa hơn. Thông thường, nhiều trung tâm quá tập trung vào việc nài nỉ phụ huynh đăng ký lại, thúc giục họ đến lớp và làm đủ bài tập được giao bởi giáo viên tại nhà.”
Hỗ trợ học viên tái đăng ký một cách sát sao
Khi một học viên bỏ học đã lâu quay trở lại xuất hiện trong lớp, giáo viên có thể thậm chí không biết rằng học viên đó đã bỏ học một thời gian dài vào khóa trước. Do đó, giáo viên sẽ không nghĩ đến việc xây dựng một kế hoạch dạy học phù hợp để giúp học viên đó nắm được những nội dung bị bỏ lỡ.
Để những học viên tái đăng ký học bắt kịp cũng như tiến bộ hơn, cô nói rằng điều quan trọng là phải tìm hiểu những lỗ hổng kiến thức cũng như điểm yếu của họ, để có thể tư vấn một lộ trình riêng phù hợp. Một loạt các yếu tố khác có thể góp phần vào việc chần chừ đăng ký khóa mới của học viên- từ một số vấn đề gia đình, kế hoạch cá nhân (thi cử, du học,…), hay vấn đề về thái độ nhân- giáo viên. Dù lý do có là gì, hãy cố gắng hết sức để đưa ra một sự hỗ trợ trong khả năng của trung tâm, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tăng tỷ lệ tái đăng ký khóa học của học viên.