

Nếu bạn đang tìm kiếm ứng viên cho vị trí trợ giảng tại trung tâm mình, phần phỏng vấn thường luôn cần được chuẩn bị kỹ lưỡng. Các trợ lý cho giáo viên nước ngoài cần phải có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và xử lý tình huống tốt. Vì vậy, VTJ xin đem đến cho các quý độc giả danh sách các câu hỏi phỏng vấn trợ giảng cùng một số câu trả lời mẫu như dưới đây.
(Hãy giới thiệu sơ lược về bản thân của bạn lại cho tôi nhé?)
(Tại sao bạn muốn trở thành một trợ lý giáo viên?)
(Bạn nghĩ điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?)
Tại sao bạn muốn làm việc tại trung tâm/ trường này?)
(Bạn hiểu gì về trách nhiệm cùa một trợ giảng?)
(Bạn nghĩ trợ giảng có vai trò quan trọng như thế nào?)
(Hãy cho tôi biết những gì bạn biết về trường học của chúng tôi và triết lý giảng dạy của chúng tôi.)
(Phần tuyệt nhất khi làm việc với trẻ em là gì?)
(Bạn thấy mình ở đâu trong ba đến năm năm tới?)
Theo bạn phẩm chất quan trọng nhất của một trợ giảng là gì?
Xem Thêm: Top 5 những công cụ giao bài tập trực tuyến cho học viên
Những câu hỏi này được thiết kế để giúp người phỏng vấn hiểu đầy đủ liệu nền tảng và kinh nghiệm của trợ giảng có phù hợp với trình độ mà họ đang tìm kiếm ở ứng viên hay không:
(Hãy cho tôi biết về kinh nghiệm bạn có khi làm việc với trẻ em)
(Bạn có thấy rằng bạn có thể giao tiếp tốt với trẻ em? Thông thường bạn sử dụng những chiến lược nào? Bạn có sửa đổi phong cách giao tiếp của mình dựa trên đứa trẻ không? Nếu có thì bạn làm thế nào?)
(Bạn có coi mình là người có tổ chức và ngăn nắp không? Hãy cho tôi biết về cách bạn giữ cho bản thân và những người khác ngăn nắp.
Những chiến lược nào bạn đã sử dụng trong quá khứ khi bạn cần đưa một học sinh nhỏ tuổi vào nề nếp?
Hãy kể cho tôi nghe về một điều gì đó bạn đã thành công khiến một đứa trẻ hiểu và làm được.
Trước đây bạn đã sử dụng những phương pháp nào để tạo động lực cho những đứa trẻ trong lớp học của mình?
Bạn có nghĩ rằng học tập phải được vui vẻ?
Hãy kể cho tôi nghe về khoảng thời gian mà bạn đã làm việc suôn sẻ với một nhóm trẻ.
Tìm Hiểu Thêm: Cách sử dụng ClassDojo với tư cách là giáo viên và phụ huynh
Bạn sẽ xử lý một học sinh như thế nào nếu chúng quậy phá trong lớp?
Làm thế nào bạn có thể góp phần tạo ra một môi trường học an toàn cho trẻ em? Xin vui lòng cho tôi ví dụ cụ thể.
Bạn có mẹo hay kỹ thuật nào để giao tiếp với phụ huynh không? Đó là gì?
Bạn sẽ làm gì nếu một đứa trẻ phàn nàn với bạn rằng chúng đang rất chán nản?
Bạn sẽ giúp đỡ một đứa trẻ đang gặp khó khăn trong lớp học của chúng như thế nào?
Bạn sẽ hỗ trợ một đứa trẻ gặp khó khăn với việc học đọc thế nào?
Hãy kể cho tôi nghe về khoảng thời gian mà một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên cư xử theo cách khiến bạn lo lắng. Bạn đã xử lí vấn đề như thế nào?
Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn không đồng ý với cách cư xử của giáo viên. Bạn đã xử lí tình huống đó như thế nào?
Bạn sẽ xử lý thế nào khi một đứa trẻ đánh bạn cùng lớp?
Xem Thêm: Tổng hợp các thuật ngữ tiếng Anh hay dùng trong hợp đồng dành cho trung tâm Anh ngữ
Note: Trẻ em đôi khi sẽ trở nên khó chiều và không chịu tham gia các hoạt động trong lớp học. Khi đặt câu hỏi này, NTD sẽ hiểu rõ hơn về cách ứng viên xử trí một tình huống cần sự tinh tế và chuyên nghiệp.
Một ứng viên tiềm năng sẽ chọn phương án khuyến khích trẻ một cách tích cực hơn là chỉ tập trung vào những hậu quả tiêu cực (dọa nạt, thao túng suy nghĩa,… ) Câu trả lời của ứng viên nên bao gồm các bước như tìm hiểu lý do tại sao trẻ không muốn tham gia, luôn ủng hộ và thúc đẩy và giúp trẻ hiểu được giá trị và điểm tốt đẹp của hoạt động đó.
Ví dụ: “Tôi sẽ bắt đầu bằng cách ngồi riêng với trẻ để tìm hiểu xem có lý do cụ thể nào mà chúng không muốn tham gia không. Sau đó, tôi sẽ giải thích mục đích hoạt động đó và tìm hiểu về thứ khiến đứa trẻ không muốn tham gia. Sau đó tôi tìm cách khắc phục để đứa trẻ tham gia một cách vui vẻ. Nếu chúng từ chối, tôi thường sẽ không ép buộc. Tôi có thể đưa ra một hoạt động khác tương tự mà chúng có thể tự làm một cách độc lập, thứ mà chúng sẽ thích thú khi làm. Tôi hiểu rằng đôi khi trẻ em học theo những cách khác nhau và cuối cùng mục tiêu của tôi là khuyến khích niềm yêu thích học tập của chúng.”
NTD có thể đặt câu hỏi này để xem cách ứng viên nhận thức rõ ràng về bản thân cũng như độ phù hợp với công việc tới đâu. Họ nên biết cách làm nổi bật kinh nghiệm và kỹ năng của mình, và cách chúng đáp ứng được các điểm mà JD của công ty bạn liệt kê.
Ví dụ: “Tôi nghĩ mình là ứng cử viên sáng giá nhất cho vai trò này vì tôi đã có kinh nghiệm làm việc với trẻ em ở các độ tuổi khác nhau và có hoàn cảnh khác nhau. Kinh nghiệm đó đã giúp tôi phát triển kỹ năng giảng dạy và trau dồi khả năng sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau. Tôi cũng có các kỹ năng quản lý lớp học đã được chứng minh và có thể sửa đổi phong cách giảng dạy của mình để đáp ứng nhu cầu của từng trẻ.”