Bài viết dưới đây là hướng dẫn chi tiết nhất về quy trình bảo lãnh giáo viên nước ngoài về Việt Nam, được sưu tầm, chọn lọc và biên soạn cẩn thận bởi những thành viên kì cựu, có hiểu biết sâu về lĩnh vực pháp lý của đội ngũ VTJ.
-
Xin công văn nhập cảnh để bảo lãnh giáo viên nước ngoài về
Công văn nhập cảnh là văn bản do Cục quản lý xuất nhập cảnh chấp thuận, cho phép một doanh nghiệp, tổ chức hoặc công ty tại Việt Nam bảo lãnh người từ nước ngoài vào với các mục đích như lao động, du lịch hoặc thương mại, đầu tư.
Thủ tục xin công văn nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài ở thời điểm nhạy cảm hiện tại khá phức tạp, do đó người nước ngoài được bảo lãnh và công ty bảo lãnh cần thực hiện nghiêm túc các bước dưới đây:
Bước 1. Xin văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài
Công ty bảo lãnh nếu muốn bảo lãnh giáo viên từ nước ngoài phải chuẩn bị các giấy tờ yêu cầu và nộp lên Ban quản lý Khu công nghiệp hoặc Sở Lao động, Thương binh – Xã hội tại tỉnh hoặc thành phố nơi Công ty bảo lãnh đặt trụ sở để xin Văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài.
Các hồ sơ được yêu cầu bao gồm:
- Doanh nghiệp lần đầu giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài:
- Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài theo Mẫu số 01 – Giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
- Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài:
- Báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài theo
- Mẫu số 02 – giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
Nếu công ty vẫn còn lưu giữ văn bản chấp thuận sử dụng lao động còn hiệu lực, thì có thể bỏ qua bước này.
Bước 2: Xin công văn chấp thuận của Ủy Ban nhân dân tỉnh/thành phố
Công ty có mong muốn bảo lãnh giáo viên nhập cảnh Việt Nam sẽ nộp Văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài cùng các hồ sơ khác (chi tiết bên dưới) lên UBND Tỉnh/Thành phố chịu trách nhiệm quản lý.
- Yêu cầu hồ sơ pháp nhân đối với Nhà tuyển dụng:
Giấy phép kinh doanh, giấy phép hoạt động Trung Tâm/ giấy phép thành lập Trường, Giấy bổ nhiệm Giám Đốc Trung Tâm/Hiệu Trưởng, etc. để đủ điều kiện bảo lãnh kèm theo những yêu cầu cho người nước ngoài, cụ thể cho vị trí Giáo Viên để tiến hành xin visa chuyên gia vào Việt Nam.
- Yêu cầu hồ sơ đối với Chuyên gia (cụ thể vị trí Giáo Viên) để đủ điều kiện nộp visa (kể cả work permit) bao gồm:
– Bằng đại học (Chuyên ngành giảng dạy hoặc chuyên ngành khác; có thể chấp nhận bằng Cao đẳng 3 năm nếu là Giáo Viên bản xứ)
– Chứng chỉ giảng dạy: Tesol/Tefl ít nhất 120 hours hoặc Celta, Delta (nếu không có bằng chuyên ngành giảng dạy)
– IELTs 7.0 hoặc chứng chỉ tương đương C1 (nếu Giáo viên không bản xứ & không có bằng đại học chuyên ngành giảng dạy)
– Kinh nghiệm giảng dạy ít nhất 3 năm (ưu tiên)
Sau đó, phía công ty sẽ nhận được văn bản chấp thuận cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc trong vòng 1-3 tuần trung bình (tùy thuộc vào thời điểm)
Bước 3: Xin Công văn nhập cảnh
Sau khi nhận được công văn chấp thuận của Ủy Ban nhân dân tỉnh/thành phố, Nhà Tuyển Dụng tiếp tục hoàn tất hồ sơ, form liên quan để xin công văn nhập cảnh từ Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh.
Trong bước này, công ty bảo lãnh giáo viên nước ngoài cần chuẩn bị thêm các form liên quan:
- Công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài (mẫu NA2);
- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (mẫu NA16);
Quy trình xin công văn xuất nhập cảnh như sau:
- Doanh nghiệp phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm: bản sao y công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đầu tư, hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện, hoặc giấy phép thầu của nhà thầu nước ngoài; và văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức theo form Mẫu NA16
- Chuẩn bị hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài – Nhập thông tin công văn nhập cảnh đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh theo Mẫu NA2 và nhận mã hồ sơ điện tử.
- In công văn nhập cảnh cho người nước ngoài, ký và đóng dấu.
- Nộp công văn đề nghị nhập cảnh cho người nước ngoài cùng các giấy tờ liên quan tại Cục quản lý xuất nhập cảnh của 1 trong 3 địa chỉ sau phân theo khu vực
– Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực phía Bắc: 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
– Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực phía Nam: 254 Nguyễn Trãi, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.
– Cục quản lý xuất nhập cảnh khu vực miền Trung: 7 Trần Quý Cáp, TP. Đà Nẵng
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ ra biên nhận, giấy hẹn trả kết quả và doanh nghiệp đóng lệ phí xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài
Doanh nghiệp cần bảo lãnh giáo viên nước ngoài đến nhận kết quả trả lời tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh theo giấy biên nhận, gửi kết quả công văn nhập cảnh cho người nước ngoài để họ nhận visa Việt Nam
Sau 1-3 tuần trung bình (tùy thời điểm), công ty bảo lãnh sẽ nhận được công văn bảo lãnh nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài của mình vào nhập cảnh.
Bước 5. Thông báo các cơ quan liên quan
Sau khi có công văn nhập cảnh, công ty bảo lãnh sẽ đặt khách sạn cách ly (Nếu vẫn còn áp dụng), vé máy bay, bảo hiểm, hướng dẫn Giáo Viên test Covid RT-PCR trước khi nhập cảnh, v.v.
Sau đó, các giáo viên nước ngoài sẽ thực hiện theo thủ tục nhập cảnh Việt Nam tuỳ theo yêu cầu cụ thể của địa phương nơi công ty bảo lãnh đặt trụ sở.
Sau khi bảo lãnh giáo viên vào Việt Nam làm việc, Nhà Tuyển Dụng cần lưu ý về các thủ tục xin Giấy Phép Lao Động & Thẻ Tạm Trú sau đó để đảm bảo giấy tờ cho Giáo Viên làm việc hợp pháp tại Việt Nam:
- Làm giấy phép lao động work permitKhi đến Việt nam để công tác và làm việc, các giáo viên nước ngoài cần Giấy Phép Lao Động (WORK PERMIT ) để có thể hoạt động hợp pháp. Bài viết dưới đây của Vietnam Teaching Jobs (VTJ) sẽ giúp các nhà tuyển dụng nắm rõ những vấn đề pháp lí cũng như các loại giấy tờ bắt buộc để thực hiện việc làm giấy work permit cho giáo viên của trung tâm mình.
- Làm giấy cư trú tạm thời/ thẻ tạm trú TRCTheo Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp, cấp cho người nước ngoài được phép cư trú trong một khoảng thời gian nhất định ở Việt Nam.